Chùa Khmer ở Cần Thơ - Địa điểm du lịch ý nghĩa
1. Chùa Khmer ở Cần Thơ - Chùa Munir Ansay
Chùa Khmer Cần Thơ - Munir Ansay ở đâu?
Chùa Munir Ansay là ngôi chùa Khmer ở Cần Thơ đầu tiên không thể bỏ qua trong tọa lạc tại số 36 đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngôi chùa nổi bật với lối thiết kế đậm chất “Angkor” của đất nước Campuchia. Gồm nhiều hạng mục khác nhau như chính điện, dãy nhà tăng, nhà bếp, tháp Xá Lợi, cổng chính…
Phủ lên mình màu sơn vàng rực rỡ, tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn. Ngôi chùa Khmer Munir Ansay đứng uy nghiêm, sừng sững giữa núi trời thu hút đông đảo du khách bốn phương đến chiêm bái, khám phá hàng năm.
Lịch sử hình thành của chùa Khmer Munir Ansay Cần Thơ
Ngôi chùa Khmer Cần Thơ - Munir Ansay được khởi công xây dựng vào năm 1948 trên con đường sầm uất, nhộn nhịp tại thành phố Cần Thơ. Có lẽ cũng không nhiều người biết rằng, từ khi bắt đầu hình thành năm 1948. Chùa lúc ấy được xây dựng chỉ bằng những vật liệu hết sức đơn sơ như tre lá, nứa... Trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa sang chùa mới có được dáng vẻ uy nghi, rộng lớn như ngày nay.
Năm 1954, phần cổng chùa có mô hình tháp của Angkovat mới được xây dựng vào năm 1954. Chùa xây dựng theo kiểu hình tháp tam bảo Angcovat. Ba ngọn tháp song song đứng giữa không trung, nổi bật trên nền xanh của trời tạo nên nét tôn nghiêm, trang trọng.
Mãi cho đến năm 1964, chùa mới được tiếp tục xây dựng Chánh điện. Và phải tới năm 1988 mới khánh thành. Đến lúc này, chùa Munir Ansay - ngôi chùa khmer nổi tiếng bậc nhất Tây Đô mới thực sự mang như dáng vẻ hiện tại.
Giờ đây, khi đến với chùa Khmer nổi tiếng nhất Cần Thơ này, du khách sẽ được ngắm một ngôi chùa với lối kiến trúc đậm chất “Angkor” của người Campuchia, được xây dựng gồm nhiều hạng mục khác nhau. Các hạng mục chính bao gồm:
- Chính điện
- Các dãy nhà tăng
- Nhà bếp
- Hội trường tiếp khách
- Tháp để tro cốt người chết
- Tháp Xá Lợi
- Cổng chính được chạm trổ tinh xảo, cầu kỳ theo lối tín ngưỡng các vị thần của người Khmer.
*Xem thêm bài viết: Top 11 ngôi chùa nổi tiếng nhất Cần Thơ
2. Chùa Khmer Cần Thơ rộng lớn bậc nhất - Pitu Khôsa Răngsây
Địa chỉ chùa Pitu Khôsa Răngsây ở đâu?
Chùa Pitu Khôsa Răngsây hay còn có tên gọi khác là chùa Viễn Quang là ngôi chùa Khmer ở Cần Thơ rộng lớn bậc nhất. Ngôi chùa nằm ở số 27/18 Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thuộc thành phố Cần Thơ. Nơi đây là điểm du lịch Cần Thơ 1 ngày lý tưởng hút khách tới hành hương, vãn cảnh và chiêm bái hàng năm.
*Xem thêm bài viết: Khám phá đình Bình Thủy Cần Thơ
Ý nghĩa tên chùa Pitu Khôsa Răngsây và lịch sử hình thành
Tên Pitu Khôsa Răngsây có nghĩa là Chùa Sau để phân biệt với Chùa Trước mà thời đó đã có trên đại lộ Hòa Bình. Chùa do Thượng tọa Sơn Tây xây dựng vào năm 1948 trên khu đất rộng 645m2 để đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử người Khmer ở Cần Thơ.
Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Pitu Khôsa Răngsây Cần Thơ không chỉ là tu học của các Phật tử mà còn là nơi cưu mang những thanh niên đấu tranh với chính quyền đòi tự do tôn giáo và chống phân biệt chủng tộc. Khi đất nước giành lại nền độc lập, chùa Khmer Pitu Khôsa Răngsây trở về yên bình như xưa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo phái Nam tông Khmer.
Năm 2008 chùa được trùng tu lại và hoàn thành vào cuối tháng 4 năm 2012. Chùa Pitu Khôsa Răngsây được đánh giá là chùa ở Cần Thơ hoành tráng và rộng lớn bậc nhất, nổi tiếng khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long.
*Xem thêm bài viết: Khám phá Thiền viện Trúc lâm Phương Nam Cần Thơ
Tham quan kiến trúc chùa Pitu Khôsa Răngsây
Chùa Pitu Khôsa Răngsây mang đậm phong cách và kiến trúc của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ. Phía bên ngoài chùa được trang trí những hoa văn đặc sắc và bắt mắt như: hình rồng uốn lượn, tiên nữ Keynor, đầu rồng Angkor, chim Thần Krud, nữ thần Tép-pa- nom, phù điêu thần Chằn Ha-nu-man hay Phanhi lửa.
Di chuyển vào bên trong, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp với không gian Chánh điện được thiết kế 1 tầng trệt và 3 tầng lầu với tổng diện tích lên tới 800m2.
- Tầng 1: Là nơi tổ chức các nghi lễ truyền thống như: Đôn Ta, Chol Chnam Thmay… Ở giữa chính điện có bức tượng Phật Thích Ca được đúc bằng đồng cao 1,7m và đang tọa trên bục cao 2m vô cùng tráng lệ.
- Tầng 2: Là địa điểm để tổ chức các nghi lễ Phật Giáo phái Nam Tông Khmer như: lễ Phật Định, lễ Phật Đản… Đặc biệt, ở điện thờ bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đúc bằng đồng cao 1,6m và ngồi trên bục cao 2m.
- Tầng 3: Là nơi để tổ chức các hoạt động như lễ xuất gia, lễ thọ giới, Tỳ Khưu, Sadi, dâng bông, dâng y Kathina, tang sự… Tại điện có bức tượng Đức Bổn Sư bằng đồng cao 2,5m được rước trực tiếp từ Thái Lan rất giá trị và linh thiêng.
3. Chùa Khmer ở Cần Thơ lâu đời nhất - Chùa Pôthi Somrôn
Một vài thông tin chùa
Kiến trúc độc đáo tại chùa
4. Chùa Nery Vone – Chùa Khmer Cần Thơ cổ 200 tuổi
-
Địa chỉ: ấp Định Phước, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.
- Nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
- Là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp
- Là điểm tựa tâm linh cho những người con Khmer ở đất Thới Lai này hàng trăm năm qua.
Tham gia lễ hội truyền thống của người Khmer tại các chùa Khmer ở Cần Thơ
Đồng bào Khmer tại Nam Bộ nói riêng và Cần Thơ nói chung luôn gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời. Điều này được các thế hệ truyền nối và phát huy. Trong đó, văn hóa lễ hội có sức hút lớn nhất, đặc biệt là với khách du lịch.
Vì thế hiện nay một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ đã được khai thác. Bên cạnh đó còn đẩy mạnh phát triển để phục vụ các hoạt động du lịch. Hàng năm, tại chùa các chùa Khmer Cần Thơ đều được tổ chức các lễ hội linh đình như:
- Lễ hội Cholchonam Thomay : Đây là ngày Tết năm mới của dân tộc Khmer. Lễ hội diễn ra vào ngày 13-15 tháng 3 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Ok-om-Book : lễ đưa nước diễn ra vào tháng 10 âm lịch.
- Lễ hội Donta : lễ cúng ông bà diễn ra vào tháng 8 âm lịch.
- Lễ Dâng Bông Kathina : Lễ dâng lễ vật cho chùa diễn ra vào ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch.
- Lễ An vị tượng Phật: Là lễ hội có ý nghĩa tôn trí đức Phật. Được tổ chức hằng ngày để người dân đốt nhang và đọc kinh cùng các vị sư sãi. Lễ được tổ chức với các nghi lễ trang trọng, sau đó đem tượng Phật vào chùa thờ.
- Lễ Ngàn núi: Lễ hội có mục đích tổ chức để hướng đến thiên nhiên. Lễ hội được tổ chức vào mùa hè, trong khoảng từ tháng giêng đến tháng ba Âm lịch.
Những điều về đạo Phật của người Khmer tại chùa Khmer ở Cần Thơ
-
Chùa Khmer Cần Thơ là trường dạy học, truyền bá kinh nghiệm chế tạo.
-
Hầu như người Khmer đều theo Phật giáo Tiểu Thừa. Vậy nên lên chùa tu hay ở nhà thì người Khmer đều là con Phật.
-
Người Khmer ý niệm đi tu để có phẩm chất đạo đức cực tốt.
-
Ngôi chùa là trung tâm “tu luyện” các dòng đời giới trẻ về đạo đức và nhân phương thức.
-
Là địa điểm lưu giữ tro cốt của tổ tiên ông bà.
Những ngôi chùa Khmer ở Cần Thơ luôn có kiến trúc độc đáo, rực rỡ sắc màu. Ngoài ra đa dạng loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh và nhiều truyền thuyết của đồng bào Khmer... Nếu có dịp du lịch Cần Thơ, du khách nhớ dành thời gian viếng thăm những ngôi chùa Khmer nổi tiếng trên để đắm mình vào không khí trầm mặc, trang nghiêm của Cỏi Phật. Tận mắt chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ kính của các ngôi chùa.