Chợ nổi Cái Răng - Biểu tượng văn hóa vùng sông nước
Chợ nổi Cái Răng không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng vùng sông nước phương Nam. Mà còn là một trong những điểm du lịch thú vị ở miền Tây mà du khách nên ghé thăm ít nhất một lần. Trong tất cả những chợ nổi lớn ở Tây Nam Bộ thì chợ nổi Cái Răng được xem là đặc sắc và sầm uất nhất. Hãy để Cantho.io chia sẻ những kinh nghiệm khám phá chợ nổi Cái Răng độc đáo bậc nhất này nhé!
Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ
*Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ tự túc chi tiết từ A đến Z
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ mang nét đặc trưng chung của các khu chợ nổi miền Tây. Chợ nằm ngay ngã 3 sông. Đó là chi nhánh sông Cái Răng và sông Hậu. Vị trí này có mực nước không sâu không cạn để thuyền bè dễ dàng neo đậu, di chuyển. Nơi này cũng nằm gần một ngôi chợ trên bờ và một vựa trái cây lớn.
Lịch sử hình thành chợ nổi Cái Răng
*Xem thêm bài viết: Bến Ninh Kiều – Ngắm nhìn vẻ đẹp của thủ phủ miền Tây
- Bến Ninh Kiều: khoảng 30 phút đi thuyền
- Trung tâm thành phố Cần Thơ: khoảng 6km
- Thành phố Hồ Chí Minh: khoảng 170km theo hướng Tây Nam
Chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20. Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên mua bán các loại rau củ, trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thuở xưa, chợ nổi hình thành vì hệ thống giao thông đường thủy giữ vai trò gần như độc tôn. Trở thành địa điểm lý tưởng để người ta tụ tập mua bán. Ngày nay, dưới tác động của hoạt động du lịch. Chợ nổi dần tách khỏi vai trò chính yếu của nó để tồn tại và phát triển theo một hướng mới bền vững hơn.
Thời gian lý tưởng đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
*Xem thêm bài viết: Bảo tàng Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng mở mấy giờ? Chợ nổi Cái Răng hoạt động cả ngày lẫn đêm đối với người dân địa phương buôn bán hàng hóa trên sông. Chợ nổi Cái Răng họp từ rất sớm, khi trời còn giăng sương lờ mờ mặt sông, hàng trăm chiếc ghe thuyền từ khắp các ngả sông đã rộn ràng kéo về Chợ nổi. Chính vì vậy thời gian đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng dù đặt Tour hay tự túc lý tưởng nhất là 5 giờ đến 8 giờ sáng đây là lúc chợ tấp nập nhất.
Nên đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ vào mùa nào?
*Xem thêm bài viết: Tìm hiểu Công viên Lưu Hữu Phước
Bạn sẽ phải choáng ngợp trước cảnh hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau kín cả dòng sông cùng với những hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp tươi vui mang đậm phong vị miền Tây. Để trải nghiệm không khí nhộn nhịp và tham quan cảnh đẹp tại chợ nổi Cái Răng, bạn có thể đi bất kỳ mùa nào trong năm theo thời gian rỗi của mình. Cần Thơ có 2 mùa mưa và mùa nắng rất rõ rệt. Bạn có thể đi chợ nổi vào cả 2 mùa đều được.
Nếu bạn thích ăn trái cây thì nên đi vào mùa nắng. Mùa nắng từ tháng 12 - tháng 4 năm sau. Đây là mùa hoa quả tại miền Tây siêu siêu nhiều luôn.
Ngược lại, nếu bạn muốn khám phá một mùa đặc sản có một đặc biệt mà chỉ ở miền Tây mới có thì bạn nên đến đây vào khoảng thời gian giữa tháng 8 đến cuối tháng 11. Khoảng thời gian này chính là lúc miền Tây đón mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi về.
Nên đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ vào thời điểm nào trong ngày?
*Xem thêm bài viết: Nông trại sạch Cần Thơ Farm
Khác hoàn toàn với chợ trên đất liền, chợ nổi Cái Răng Cần Thơ và các chợ nổi khác của các tỉnh thành miền Tây đều họp từ rất sớm. Từ 4h - 5h giờ sáng là thời gian thích hợp để đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ.
Bởi lúc này các ghe xuồng đã bắt đầu đua nhau cập chợ. Đến chợ lúc này, bạn không những sẽ được hòa mình vào không khí sôi nổi, tấp nập kẻ mua người bán. Mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh chợ nổi tuyệt đẹp ngắm bình minh nữa đấy. Đến trung tâm chợ tầm khoảng 6h sáng, lúc này bạn có thể ăn sáng ngay trên ghe thuyền là vừa đẹp.
3. Giá vé tàu tham quan chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Có hai hình thức thuê tàu/thuyền/ghe phổ biến nhất ở đây là:
*Xem thêm bài viết: Hoài An Garden 3D
- Đi ghép với đoàn khác trên tàu/thuyền lớn
- Thuê tàu/thuyền/ghe riêng: tàu/thuyền nếu bạn đi theo nhóm; ghe/thuyền nhỏ nếu bạn đi 1 - 3 người.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Cần Thơ 3 ngày 2 đêm tự túc của mình. Bạn nên thuê tàu ngay ở bến Ninh Kiều. Thuê tàu riêng nếu nhóm của bạn đi đông. Còn nếu đi 1 mình bạn có thể ghép đoàn với mức giá từ 30.000 - 40.000 đồng.
Mức giá thuê tàu thuyền tham khảo:
*Xem thêm bài viết: Check-in Con đường Bích họa Cần Thơ
- Từ 1 - 7 khách đi: 500.000đ/tàu
- Từ 8 - 15 khách đi: 600.000đ/tàu
- Từ 16 - 30 khách đi: 700.000đ/tàu
- Từ 31 - 40 khách đi: 800.000đ/tàu
- Từ 40 khách đi trở lên: 900.000đ/tàu
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ có gì thú vị?
*Xem thêm bài viết: Biển Cần Thơ có gì vui?
Trong hành trình xuôi theo chợ nổi Cái Răng (với thời gian tour khoảng 4h đồng hồ), chúng ta sẽ lần lượt đi qua các điểm và trải nghiệm các hoạt động thú vị sau:
- Tìm hiểu hoạt động mua bán sầm uất tại chợ nổi
- Ăn sáng và thưởng thức các món ngon ngay trên thuyền
- Ăn trái cây thỏa thích tại miệt vườn bên sông
- Ghé thăm lò kẹo dừa Quê Tôi
- Ghé thăm lò hủ tiếu truyền thống
- Thưởng thức đờn ca tài tử trên sông
Phương thức “4 treo” và cây “bẹo” độc đáo tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
*Xem thêm bài viết: Top 10 chợ Cần Thơ nổi tiếng
Chợ nổi Cái Răng buôn bán đa dạng các mặt hàng. Mỗi một chiếc ghe/ thuyền lại bán một món hàng khác nhau, từ những thúng hoa quả ngon lành tươi rói của miền Tây tới những sạp đồ gia dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Do không gian chợ nổi rộng, nên những món đồ bày bán sẽ được chủ ghe treo lên một cây sào. Người dân ở đây gọi là cây “bẹo” để người mua có thể dễ dàng nhận ra món đồ mình cần mà tiến lại gần mua.
Còn phương thức “4 treo” ở đây chính là:
*Xem thêm bài viết: Chợ nổi Phong Điền
- Treo gì bán nấy: Chủ ghe bán cái gì thì treo cái đó lên cây bẹo
- Treo mà không bán: Đó chính là quần áo của nhiều hộ gia đình sống trên thuyền
- Không treo mà bán: Phục vụ các mặt hàng cho khách đi chợ như: bún, hủ tiếu, bún riêu, cà phê, bánh mì thịt…
- Treo cái này nhưng bán cái khác: Khi bạn thấy họ treo một tấm lá lợp nhà nghĩa là họ bán chiếc ghe của họ
2. Khám phá chợ ẩm thực trên sông
*Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Vườn cò Bằng Lăng
Nếu bạn đi chợ nổi từ 5,6h sáng thì 7h là thời điểm tuyệt vời cho bữa sáng rồi. Có những mặt hàng nông sản như khoai lang, bí đỏ,… hay các loại trái cây tươi. Ngoài ra, có rất nhiều chiếc ghe nhỏ bán điểm tâm sáng như cháo, cơm sườn, hủ tiếu, bún riêu, bún xào… Và các loại thức uống như trà, cà phê, dừa dứa, dừa xiêm, sữa đậu nành… Đừng ngạc nhiên khi bạn thấy một quán nhậu ngay trên sông nhé!
Trong vô vàn món ngon, hủ tiếu và cà phê kho là 2 món nhất định phải thử khi đến chợ. Đây là 2 món đặc trưng văn hóa sông nước. Khách mua một tô hủ tiếu ăn ngay ở đấy.
2.6. Lắng nghe đờn ca tài tử trên sông - báu vật miền sông nước Nam Bộ
*Xem thêm bài viết: Cù lao Tân Lộc
Một trong những điều đặc biệt nhất của chợ nổi Cái Răng là vào mỗi cuối tuần (thứ 7, chủ nhật) sẽ có một thuyền đờn ca tài tử đi dọc trên sông để biểu diễn phục vụ bà con cũng như du khách. Vừa lắng nghe những giai điệu đậm chất Nam Bộ, vừa ngắm khung cảnh sinh hoạt “thường ngày” của một ngôi chợ nổi. Ngồi trên con thuyền dọc dòng sông Hậu, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên, thú vị của vùng đất này.
2.4. Lò kẹo dừa Quê Tôi
*Xem thêm bài viết: Nhà dát vàng ở Cần Thơ
Kẹo dừa là thức quà ăn vặt không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi chúng ta. Vậy bạn có biết cách làm kẹo dừa như thế nào? Đến với lò kẹo dừa Quê Tôi, bạn sẽ được tìm hiểu đầy đủ quy trình làm ra một chiếc kẹo dừa nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng thơm ngon vô cùng.
Ở đây không mất vé vào, sau khi tham quan và “xin” cô chú tham gia một số công đoạn trong quy trình làm kẹo dừa như: quấy hỗn hợp làm kẹo đang sôi trên bếp lửa, gói kẹo… Bạn có thể đến thăm gian hàng lưu niệm và mua một số món quà làm kỉ niệm. Và đừng quên mua một chút kẹo dừa Cần Thơ cho người ở nhà nhé!
2.3. Ăn trái cây thỏa thích tại miệt vườn bên sông
*Xem thêm bài viết: Khám phá căn nhà màu tím độc đáo
Vé vào vườn trái cây: 15.000 đồng/người
Đến đây, sau khi tham quan miệt vườn, chụp ảnh cùng các loài cây trái, bạn sẽ được thưởng thức một dĩa hoa quả bé có khoảng 4-5 loại tùy theo mùa. Nếu bạn muốn mua trái cây thì có thể nói với chủ vườn, mua bao nhiêu tính bấy nhiêu. Cơ mà cô chú là dân miền Tây nên dễ tính lắm, toàn cho thêm không à.
2.5. Tham gia làm hủ tiếu tại lò hủ tiếu truyền thống
*Xem thêm bài viết: Làng hoa Bà Bộ – Check-in “Vương quốc hoa”
Lò hủ tiếu truyền thống là điểm du lịch hấp dẫn khi đến với Cần Thơ. Đến đây, bạn sẽ được tham quan quy trình làm hủ tiếu truyền thống, thưởng thức món “Pizza hủ tiếu” độc đáo có 1-0-2. Lò hủ tiếu truyền thống này đã có từ lâu đời. Đến đây bạn sẽ được tham quan các công đoạn làm hủ tiếu. Từ nấu bánh tráng, làm bột, phơi khô, cắt ra thành sợi hủ tiếu và các công đoạn khác.
Đặc biệt, bạn còn được tận tay thử một số công đoạn làm hủ tiếu truyền thống nữa đấy. Nơi đây có đủ các loại hủ tiếu với nhiều màu sắc, mỗi màu sắc là từ những nguyên liệu thiên nhiên. Màu đỏ của gấc, màu xanh lá của lá dứa, màu trắng từ bột gạo…
Bỏ túi những lưu ý khi đi chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ
*Xem thêm bài viết: “Bỏ túi” Top 13 khách sạn Cần Thơ
-
Tìm hiểu các thông tin về thời tiết Cần Thơ từ trước
-
Khi thuê tàu nên thương lượng về giá cả và thống nhất thời gian, các điểm tham quan.
-
Không đặt cọc bất cứ khoản tiền nào trước. Nếu bắt buộc cọc thì phải có biên lai biên nhận rõ ràng.
-
Chú ý khung giờ đi chợ nổi lý tưởng nhất
-
Có thể kết hợp tham quan chợ nổi với các địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng quanh đó
-
Mặc áo phao đầy đủ khi di chuyển trên tàu
-
Hỏi giá trước khi thưởng thức các món ăn sáng như cháo, bún mắm, hủ tiếu…
-
Không nên hỏi giá quá nhiều mà lại không mua
Ngày nay chợ nổi Cái Răng đã không còn sầm uất và nhộn nhịp như xưa nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng vẹn nguyên vốn có. Du lịch Cần Thơ mà không tham quan chợ nổi sẽ mất đi một phần thú vị. Chợ đã và đang nằm đó chờ đợi du khách thập phương đến vui chơi, tìm hiểu và trải nghiệm.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_n%E1%BB%95i_C%C3%A1i_R%C4%83ng