Cần Thơ nổi tiếng là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên sông nước hữu tình và giàu truyền thống văn hóa lịch sử. Đến nơi đây, du khách như được trở về với những điều thanh bình nhất, giản dị nhất. Với những ai muốn tìm tới một chốn tâm linh thanh tịnh, thì hãy nhớ ghé thăm những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng linh thiêng trên địa bàn thành phố Cần Thơ để tham quan và chiêm bái. Đặc biệt, đừng quên chùa Nam Nhã, một điểm đến tâm linh rất ý nghĩa. Nơi đây không chỉ để chiêm bái cầu bình an, mà còn mang nhiều nét kiến trúc độc đáo cùng lịch sử hào hùng của dân tộc.
Chùa Nam Nhã - Hướng dẫn tham quan
Chùa Nam Nhã không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc cổ kính đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử cả trăm năm, mà nơi đây còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách tìm về chiêm bái cầu mong bình an và tham quan chụp ảnh.
Địa chỉ: 612 đường CMT8, P. Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ kính nằm bên sông Bình Thuỷ êm đềm. Với phía đối diện là đình Bình Thủy uy nghi. Chùa nằm ở vị trí cách trung tâm Cần Thơ 6km. D1u khách tham quan có thể di chuyển đến chùa bằng đường sông hoặc đường bộ.
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Nam Nhã
Mặc dù biết chùa Nam Nhã nằm gần sông Bình Thủy, thế nhưng du khách cần phải biết đường đến chùa Nam Nhã đi như thế nào mới có thể đến được chùa một cách nhanh chóng nhất. Từ trung tâm TP.Cần Thơ đến chùa Nam Nhã khoảng 6km. Du khách chỉ mất hơn 10 phút di chuyển đến chùa nếu chọn xuất phát từ đường Lê Lợi, sau đó thì rẽ trái vào đường Trần Phú đi đến vòng xoay Trần Phú thì du khách lại rẽ phải vào đường Cách Mạng Tháng 8. Đi thêm khoảng 4km nữa du khách sẽ đến được chùa Nam Nhã.
Đường đến Nam Nhã Đường có nhiều phương tiện di chuyển để lựa chọn. Như xe máy, ô tô, taxi hoặc tàu hoả. Tùy theo địa điểm xuất phát và nhu cầu của mỗi người.
Xe khách: Xuất phát từ Hà Nội, giá vé dao động khoảng 900.000 đồng. Và xuất phát từ Hồ Chí Minh giá vé khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tàu hỏa: Giá vé khoảng 700.000 đồng tuỳ loại ghế và địa điểm xuất phát.
Phượt bằng xe máy giúp bạn chiêm ngưỡng khung cảnh bến Ninh Kiều. Và những cung đường sầm uất của thành phố Cần Thơ.
Thời gian tham quan chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã mở cửa sáng từ 7h00 - 11h00, chiều từ 14h00 - 19h00 hàng ngày và miễn phí tham quan. Vào những ngày lễ hội lớn như rằm tháng Giêng, tháng Bảy, ngày Phật Đản chùa cũng thường tổ chức để cúng Phật, cầu an cho bá tánh. Và mở cửa cho người dân đến cúng bái, cầu bình an.
Thuyết minh chùa Nam Nhã - ngược dòng lịch sử hơn 100 năm
Đến với chùa Nam Nhã, bạn sẽ như được sống dậy với những năm tháng chiến tranh hào hùng của dân tộc cách đây 100 năm.
Chùa do Nguyễn Giác Nguyên xây năm 1895. Tiền thân nơi đây là một tiệm thuốc bắc có tên Nam Nhã Đường. Sau được xây dựng lại và đổi tên thành chùa Nam Nhã. Đây vừa là nơi thờ phụng tín ngưỡng, vừa là trụ sở chính của phong trào Đông Du. Ngôi chùa là nơi thường lui tới của các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Cường Để,…
Trong thời kỳ Đông du, chùa đã tự tổ chức ra nhiều cơ sở kinh tài, lấy tiền nuôi học sinh du học, chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Tại đây, nhiều cuộc bình thơ, họa thơ đã được tổ chức và xuất hiện nhiều áng văn thơ yêu nước. Có những bài diễn ca như:
“Văn minh ta phải học khôn,
Theo người Anh, Pháp, theo gương Hoa Kỳ.
Trăm nghề học, học chi cũng được,
Học thiên văn rồi học địa dư,
Học toán pháp, học binh thư,
Canh nông học sách, lập thư viện đường”.
Chùa chủ trương ăn chay, nhưng không cạo đầu, không mặc nâu sồng, ai mặc quần áo gì cũng được miễn là trang nghiêm và kín đáo. Chùa chỉ có một cái chuông để thỉnh báo cho thiện nam tín nữ trước khi lễ. Chùa tập trung vào tu dưỡng tâm tính con người.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Nam Nhã - Cần Thơ
Chùa Nam Nhã có lối kiến trúc cổ kính, trang nhã. Xung quanh là một khu vườn lớn, trải dài ra sông Bình Thủy. Tổng quan thiết kế kiến trúc của ngôi chùa mang nét đẹp cổ xưa, trang nghiêm và đậm chất văn hóa xứ Tây Đô.
Khu vực bên ngoài chùa
Cổng chùa được xây gạch, lợp ngói đỏ và hai bên cổng là hai câu liễn mang đậm ý nghĩa nhân sinh:
“Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thinh thông giác lộ
Còn trong sân chùa được lát gạch tàu. Ở giữa sân có một bia di tích được đặt cùng với hàng cây kiểng quý, lâu năm. Như cây trắc bá diệp, cây tùng, cùng nhiều cây cổ thụ khác đã được chăm chút kỹ lưỡng hằng ngày.
Khu vực chánh điện
Khu vực mặt tiền chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc Á Âu vào đầu thế kỷ XX. Vì thế, ngôi chùa có nhiều nét khác với kiểu truyền thống Nam Bộ hiện nay. Bên trong chánh điện của chùa Nam Nhã được bày trí rất trang trọng. Gian trung tâm là nơi đặt bàn thờ tam giáo bao gồm Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo.
Chánh điện còn gọi là Diêu Trì Bửu Điện. Chùa gồm 5 gian, mang nét dung hòa của phong cách Hoa - Pháp - Việt. Các hoạ tiết của chùa được điêu khắc, trang trí rất tinh xảo và khéo léo. Màu sắc chủ đạo là màu vàng, tượng trưng cho sự may mắn. Phần mái lợp ngói âm dương màu đỏ, phía trên đỉnh là tượng lưỡng long tranh châu.
Bên trong chánh điện chùa Nam Nhã, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng. Là nơi đặt bàn thờ tam giáo thể hiện triết lý tam giáo đồng nguyên. Bàn đối diện là nơi thờ Trấn đàn Hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Bàn bên phải thờ Quan Thánh Đế Quân, Lịch Đại tổ sư và người lập chùa là cụ Nguyễn Giác Nguyên. Hai bên tiền điện có hai bàn hương án đặt bài vị của các vị sư trụ trì.
Trên bàn đó có đặt một tấm kiếng soi mặt lớn. Khi các thiện nam tín nữ đến tụng kinh niệm Phật đều quỳ trước tấm kiếng nầy. Ðược biết tấm kiếng này một mặt dùng để nhắc tín đồ phải luôn hồi quang phản chiếu.
Khu vực sau chánh điện
Sau chánh điện là một hành lang dài, có 2 căn phòng tiếp khách. Bên phải và bên trái chùa là 2 dãy nhà lợp ngói là Càn Đạo Đường dùng cho nam giới. Và Khôn Đạo Đường dùng cho nữ giới, nối thông với nhà bếp
Khu vườn cây ăn trái đằng sau như tô điểm thêm vẻ xanh mượt tươi mát cho ngôi chùa.
Các địa điểm du lịch gần chùa Nam Nhã
Một lần đến một lần khó, tranh thủ viếng thăm chùa Nam Nhã. Du khách đừng quên tranh thủ tham quan các ngôi chùa tâm linh nổi tiếng khác ở Cần Thơ. Nổi tiếng nhất phải kể đến như:
Chùa Munir Ansay: số 36 đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chùa phật Học: số 11 đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam: tỉnh lộ 923, phường Mỹ Khánh, quận Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Chùa Ông: 32 đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Ngoài các ngôi đình chùa chiền, tại Cần Thơ còn có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác.
Chợ cổ Cần Thơ: đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Bến Ninh Kiều: phường Tân An,quận Ninh Kiều, thành phố cần Thơ
Bên cạnh đó đừng quên thưởng thức những món ngon đặc sản của vùng đất Tây Đô nhé!
Một số lưu ý khi tham quan chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã nói riêng và mọi chốn tâm linh nói chung đều là nơi tôn nghiêm. Thăm viếng chùa là một hình thức thể hiện lòng thành kính với đức phật. Vì vậy du khách nên tuân thủ theo những quy định sau:
Đi lễ chùa phải ăn mặc lịch sự. Không váy ngắn, quần cộc, áo hở lưng, hở nách. Tránh phạm phải giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính.
Không để trẻ em chạy loạn tại chánh điện tam bảo hoặc nghịch ngợm các đồ tế cúng, sờ chạm vào tượng phật,… Tránh làm hư hỏng vật chất của chùa.
Không đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc, chạy nhảy, ăn nằm, nói lớn,… Hoặc bình phẩm người khác trong Phật đường.
Không tự ý sử dụng hoặc lấy đồ đạc của chùa về nhà làm của riêng. Tất cả đều phải thông ý của sư trụ trì.
Không bẻ cành hái hoa nhặt quả tại khuôn viên chùa.
Không cắm hương bừa bãi vào bồn hoa, chậu cảnh. Mà phải cắm vào đúng lư hương được đặt trước chánh điện. Tránh làm cháy úa héo cây cảnh trong chùa.
Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa Nam Nhã.
Nên tìm hiểu về các ban Phật trước khi dâng hương lễ. Tránh kêu nhầm tên các đức Phật, vị Thánh.
Câu hỏi thường gặp về chùa Nam Nhã
Gần chùa có những khách sạn nào?
Nằm trong khoảng cách đi bộ tầm 500m đổ xuống có một số nhà nghỉ, khách sạn tầm trung hoặc giá rẻ như nhà trọ Đỗ Thị Thông, Hotel Chiên Công, nhà trọ Minh Khôi, nhà trọ 122B, khách sạn Phương Thúy. Ngoài ra còn có resort Hiền Mai.
Đối với du khách muốn ở khu vực Trung Tâm thành phố để tiện tham quan nhiều nơi, cũng như muốn lựa chọn khách sạn cao cấp thì có thể tham khảo: Khách sạn Tây Đô, khách sạn Phương Đông, khách sạn Hậu Giang, khách sạn Ninh Kiều 2, Vinpearl Cần Thơ Hotel, v.v…
Gần chùa có những nhà hàng, quán ăn nào?
Đối với du khách muốn tìm nhà hàng, quán ăn gần chùa Nam Nhã, đặc biệt là quán ăn chay, bạn có thể tham khảo một số cái tên dưới đây:
- Quán Chay Hủ Tíu Mì
- Quán Ăn Chay Thiện Ý
- Quán Phở Chay 594
- Quán Ăn gia đình Thuận Phát
- Quán cháo Thái Bình
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Cantho.io về chùa Nam Nhã cùng với hướng dẫn tham quan ngôi chùa. Và nếu có dịp du lịch Cần Thơ, bạn hãy đến tham quan chùa Nam Nhã - một ngôi chùa linh thiêng khi sở hữu nét đẹp văn hóa lâu đời và kiến trúc Đông Tây cực đẹp này bạn nhé!