Khám phá khu di tích lịch sử Giàn Gừa - Cây di sản Việt Nam
Đến với vùng đất xứ xở Tây Đô, không thể không nhắc đến một di tích lịch sử đã hình thành từ thuở khai hoang lập ấp cho đến nay đó là khu di tích Giàn Gừa. Giàn gừa là nơi gắn liền với lịch sử hình thành của vùng đất Phong Điền. Là cái nôi cách mạng với truyền thống đấu tranh oai hùng, dũng cảm của quân dân Cần Thơ. Bạn muốn đến tham quan tại Giàn Gừa nhưng không biết nên đi như thế nào và có gì hấp dẫn ở đây? Đừng lo, cantho.me sẽ dẫn bạn đi khám phá khu di tích lịch sử Giàn Gừa thú vị này nhé!
1. Giới thiệu khu di tích lịch sử Giàn Gừa
Cây gừa là cây gì?
*Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ tự túc chi tiết từ A đến Z
Gừa hay còn gọi với tên gọi khác là Si quả nhỏ. Đây là loài thực vật có hoa thuộc họ Dâu tằm. Là một loại thân gỗ với chiều cao là 15 - 20m, rễ phụ mọc ra từ thân. Mục đích để lấy nước và dưỡng chất nuôi cây. Ở Nam Bộ, đây là một loài cây khá phổ biến, thường mọc hoang dọc theo các kinh rạch, sông ngòi.
Cây Gừa ở Nhơn Nghĩa có gì nổi bật?
*Xem thêm bài viết: Bến Ninh Kiều – Ngắm nhìn vẻ đẹp của thủ phủ miền Tây
Tuy nhiên, giàn gừa ở Nhơn Nghĩa có nét độc đáo hơn là bộ rễ cứ tiếp tục phát triển và cắm sâu vào lòng đất. Những giàn cây to lớn, không hề bị chặt phá mà được giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ. Cành này đan vào cành kia, đan xen chặt chẽ với nhau. Tạo thành một tổng thể hài hòa, tràn đầy sức sống diệu kỳ.
Khu di tích lịch sử Giàn Gừa thuộc ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Những thân – nhánh Gừa to lớn, tán rộng đan xen vào nhau chằng chịt. Tạo thành một Giàn Gừa khổng lồ có một không hai tại Việt Nam.
Ngày xưa, giàn Gừa có diện tích rất lớn. Nhưng do chiến tranh tàn phá cho nên diện tích thu hẹp lại còn 2.700 m2. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân dân Cần Thơ.
Bên trong khu di tích lịch sử Giàn Gừa có đền thờ Bác Hồ và một ngôi miếu nhỏ thờ Bà Thượng động Cố Hỉ rất linh thiêng. Thu hút nhiều khách thập phương đến đây tham quan và cúng bái. Ngày nay, Giàn Gừa còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa truyền thống cổ truyền tín ngưỡng của nhân dân. Với mong muốn là để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát tài phát đạt.
2. Di chuyển đến Giàn Gừa Cần Thơ bằng cách nào?
*Xem thêm bài viết: Bảo tàng Cần Thơ
- Tuyến đường 1: Xuất phát từ trung tâm thành phố Cần Thơ, bạn đi theo hướng lộ Vòng Cung - Mỹ Khánh để đến huyện Phong Điền. Sau đó, sẽ đi phà để sang xã Nhơn Nghĩa. Khi đến đây, bạn có thể hỏi thăm người dân ở đây là có thể được chỉ dẫn tới khu di tích.
- Tuyến đường 2: Từ trung tâm thành phố Cần Thơ, bạn di chuyển theo hướng đi về Hậu Giang. Tiếp tục đi vào quốc lộ 61B đường về Vị Thanh. Khi đến cầu Rạch Sung thì rẽ trái. Ở đây sẽ có biển chỉ dẫn đến khu di tích Giàn Gừa.
3. Khám phá những điều thú vị tại Khu di tích lịch sử Giàn Gừa
Ngắm vẻ đẹp hoang sơ của khu di tích Giàn Gừa
*Xem thêm bài viết: Đền Thờ Vua Hùng Cần Thơ
Đến với khu di tích Giàn Gừa Cần Thơ, các bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên trước một giàn gừa nguyên sinh đồ sộ vững chắc. Hiện khu di tích đang sở hữu gốc gừa hơn 100 tuổi. Đây là một loại cây đại diện cho vùng sinh thái ngập nước của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Những cây và nhánh gừa đan xen, quyện chặt vào nhau như một tấm lưới khổng lồ. Có những cành gừa còn in hằn vết tích chiến tranh. Với những vết đứt, vết loang lổ do chịu đựng những trận bom đạn. Tuy nhiên, những cành gừa ấy vẫn đâm chồi, vươn mình tỏa rợp bóng mát.
Những tán cây rộng, rợp bóng mát, không khí mát mẻ, yên tĩnh, tiếng chim hót líu lo suốt ngày. Đi dạo quanh những gốc gừa, chắc hẳn mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn. Có thể tận hưởng không khí trong lành và yên bình tại đây.
Huyền thoại giàn gừa Cần Thơ
*Xem thêm bài viết: Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ
Đến với Giàn Gừa Phong Điền Cần Thơ, du khách sẽ được nghe một số người lớn tuổi của tộc họ Nguyễn ở xã Nhơn Nghĩa kể lại sự tích ở giàn Gừa.
Theo truyền thuyết kể lại rằng: vào giữa thế kỷ XIX (năm Đinh Tỵ,1857), nhiều nhóm người từ sông Tiền di cư đến làng Nhơn Nghĩa khai hoang. Trong đó, có ông Cả và một số người thuộc kiến họ Nguyễn. Do đất đai nơi đây màu mỡ, phì nhiêu nên việc khai hoang cũng rất thuận lợi. Đất đai của kiến họ Nguyễn ngày càng được mở rộng. Từ đó, nhiều người gọi ông Cả là ông Cả Nguyễn.
Câu chuyện Miếu thờ Bà Thượng Động Cố Hỉ
*Xem thêm bài viết: Tham quan Nhà cổ Bình Thuỷ
Một hôm nọ, vùng này xảy ra hỏa hoạn khiến giàn gừa bị cháy. Ở làng xuất hiện nhiều dịch bệnh, nhiều con cháu ông Cả Nguyễn đều bị mắc bệnh mà chết. Lúc bấy giờ, ở núi Châu Đốc - An Giang có Thầy Bảy làm nghề bốc thuốc nam rất giỏi. Ông được người dân mời về chữa bệnh cho dân làng và được ông khuyên là mọi người nên trồng lại cây gừa. Bời vì giàn gừa vừa bị thiêu rụi ở đây rất linh thiêng.
Ông cũng cho biết là giàn gừa ấy được Bà Thượng Động Cố Hỉ ngự trị. Do cây bị cháy khiến Bà không có chỗ để đi về nên Bà nổi giận trừng phạt dân làng. Muốn dân tình an cư lạc nghiệp, bà con phải trồng lại hàng gừa và hằng năm làm lễ giỗ cúng Bà.
Sau khi cây gừa được trồng lại, dịch bệnh, tai ương không còn hoành hành. Cuộc sống của người dân cũng được bình yên trở lại. Về sau, mỗi khi gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, người ta đến đây cầu nguyện ngày càng đông. Con cháu họ Nguyễn liền dựng ngôi miếu thờ Bà Thượng động Cố Hỉ. Và lấy ngày 28 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày Vía. Nhằm để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Khu di tích Giàn Gừa - chứng nhân của lịch sử
*Xem thêm bài viết: Nhà tù Di tích Khám lớn Cần Thơ
Nơi đây từng là khu căn cứ hoạt động cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của quân dân nơi này.
Giàn Gừa trong thời chiến
*Xem thêm bài viết: Khám phá khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, các chiến sĩ cách mạng đã đến Giàn Gừa để lập căn cứ và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc họp triển khai Nghị quyết, chỉ thị của Khu ủy, tỉnh ủy.
Năm 1961 – 1965, giàn gừa trở thành khu căn cứ bí mật an toàn. Được chọn làm địa điểm để mở các khóa đào tạo, huấn luyện đội biệt động nội thành thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, đây là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược. Là địa điểm hội họp triển khai các kế hoạch góp phần cùng lực lượng vũ trang và nhân dân. Góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng Cần Thơ năm 1975.
Thành tựu của Giàn Gừa
*Xem thêm bài viết: Tìm hiểu Công viên Lưu Hữu Phước
Với những giá trị trên, ngày 05/04/2013, UBND thành phố Cần Thơ đã ký Quyết định số 1225/QĐ - UBND xếp hạng Giàn Gừa là khu di tích lịch sử cấp thành phố.
Và cũng khoảng thời gian này “Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam” công nhận giàn gừa là cây di sản Việt Nam vào ngày 13/6/2013. Đây cũng là cây di sản đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long. Và là cây di sản duy nhất của TP Cần Thơ được công nhận.
Lễ hội đặc sắc tại khu di tích lịch sử Giàn Gừa hằng năm
Lễ hội Giàn Gừa
*Xem thêm bài viết: Nông trại sạch Cần Thơ Farm
Với ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Giàn Gừa, hàng năm vào ngày 28 tháng 2 âm lịch, chính quyền địa phương đã tổ chức lễ hội Giàn Gừa thật long trọng. Nhằm để tưởng nhớ những anh hùng, liệt sĩ đã có công khai khẩn đất đai bờ cõi. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến đây tham quan. Trên tinh thần hướng về cội nguồn, với tấm lòng tri ân những vị anh hùng ấy.
Trong khu di tích còn có đền thờ Bác Hồ và 12 cô gái đã hi sinh tại ngã ba Đồng Lộc. Được chính quyền và nhân dân địa phương an vị để du khách vào đây tri ân, tưởng niệm. Chính những nơi thờ tự trang nghiêm này đã tạo nên sự linh thiêng cho cuộc sống đời thường và mang lại bình an cho mọi người khi đến đây. Vì vậy, Lễ hội Giàn Gừa cũng trở thành ngày hội dân gian, có giá trị cộng đồng cao.
Hoạt động ngày hội Giàn Gừa
*Xem thêm bài viết: Hoài An Garden 3D
Hơn hết, khách đến đây như lạc vào một khu rừng yên tĩnh. Không gian được bao phủ dưới bóng gừa mát rười rượi. Vừa thư giãn vừa hít thở không khí trong lành. Bạn có thể lót giấy ngồi dưới bóng cây trò chuyện, làm thơ hoặc suy ngẫm về cuộc sống. Ngoài ra, khi đến tham gia lễ hội, các bạn còn được nghe đờn ca tài tử và thưởng thức trái cây ngọt lành ở vùng đất miền Tây.
Tại buổi lễ, ngoài các nghi lễ truyền thống như dâng hương, cúng bái còn có một hình thức diễn xướng độc đáo đã thu hút đông đảo người xem đó là tiết mục múa bóng rỗi. Mục đích của tiết mục này là nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với Bà Thượng Động Cố Hỷ. Là một vị phúc thần, từ lâu đã được nhân dân tôn sùng là ân nhân của dân làng.
Vào dịp Tết bà con quanh vùng và ban quản lý khu di tích nơi đây cùng nhau sơn lại miếu bà và tường rào xung quanh khu di tích. Trang trí hoa tươi giúp cho di tích càng nổi bật, khang trang và sạch sẽ để đón năm mới. Đồng thời cũng chuẩn bị cho lễ hội Giàn Gừa, đón du khách đến tham quan.
Kết luận
*Xem thêm bài viết: Check-in Con đường Bích họa Cần Thơ
Ngày nay, Giàn Gừa là điểm đến di tích được nhiều du khách lựa chọn. Vừa du Xuân tận hưởng khung cảnh hoang sơ gần gũi với thiên nhiên của khu Di tích. Vừa là nơi tâm linh có thể gửi gắm những điều cầu bình an. Cầu mong cho gia đình được nhiều sức khỏe, công việc thuận lợi, thành công trong một năm mới đầy khởi sắc. Hy vọng, với những thông tin mà cantho.me mang đến sẽ giúp các bạn có những trải nghiệm thú vị tại khu di tích lịch sử Giàn Gừa nhé!
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/